Cấu tạo Kèn_bầu

Kèn bầu (bên trái) phường bát âm trong một đám maKèn bầu taepyeongso của Triều Tiên dùng trong Nhã nhạc và tang lễ

Kèn Bầu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, chia làm ba loại:

  • Loại âm cao: Kèn Tiểu, Kèn Vắt, Kèn Củn.
  • Loại âm trung (sử dụng nhiều): Kèn Trung pha, Kèn Trung đục, Kèn Nàm.
  • Loại âm trầm: Kèn Ðại, Kèn Ðại trường, Kèn Quá khổ.

Kèn bầu có 3 phần chính:

  • Dăm và vong kèn: là loại dăm kép, làm bằng ống sậy mềm (hoặc có thể bằng nguyên liệu khác),phần trên vót mỏng, một đầu bóp bẹp, cuối dăm để tròn để cắm vào đầu một cái thắng (vong). Cái thắng là một ống bằng kim loại nối liền giữa dăm kèn với thân kèn. Dăm kèn là bộ phận quan trọng nhất của kèn: dăm cứng quá khó thổi những âm trầm, dăm mềm quá khó lên âm cao. Dăm không tốt sẽ ảnh hưởng màu âm.
  • Thân kèn (suốt kèn): một ống rỗng lòng, dài từ 25 đến 30 cm, đường kính 2 đầu ống khác nhau vì có cấu tạo ống thuôn to dần. Trên lưng ống có 7 lỗ bấm và 1 lỗ nằm dưới thân ống nơi gần đầu ống do ngón cái đảm nhiệm. Các lỗ bấm của Kèn Bầu được khoét với khoảng cách đều nhau để có thể phát ra các âm theo thang âm 7 cung chia đều. Thông thường người ta chỉ sử dụng 7 lỗ bấm ở trên lưng ống, lỗ phía dưới thân ống chỉ được dùng cân tạo âm cao ở quãng tám.
  • Loa kèn (Bát kèn): làm bằng vỏ bầu khô (nên còn gọi là Kèn Bầu), hình chóp cụt, cũng có thể bằng gỗ cuốn đồng lá, cao từ 15 đến 17 cm, đường kính đáy từ 10 đến 12 cm. Ở Trung Quốc, người ta gắn một cái bầu (bát kèn) làm bằng kim loại có hình dạng giống như cái phễu, gọi là Đòng bát lang, để âm thanh của cây kèn có thể vang xa.